1. Bảo dưỡng theo lịch trình
Hầu hết những người sử dụng xe ô tô không mấy coi trọng đến việc bảo dưỡng xe đúng lịch trình. Điều này khiến chiếc xế hộp của bạn ngày càng xuống cấp mà bạn không hề hay biết.
Nếu xe của bạn có sổ bảo hành, hãy nhớ đưa xe đến cửa hàng dịch vụ để thực hiện bảo dưỡng theo đúng thời hạn. Thông thường khoảng 3.000 – 5.000 km hoặc mỗi 3 – 6 tháng thì nên cho xe đi bảo dưỡng một lần.
Ngoài ra, một số chi tiết cần được thay thế theo thời gian chứ không phải theo số km. Hãy yêu cầu các kỹ thuật viên kiểm tra một số hạng mục như: lọc dầu bôi trơn, lọc nhiên liệu cũng như các khớp thước lái, rotuyn… để đảm bảo ô tô của bạn luôn hoạt động ổn định.
2. Sửa ngay sau khi hư hỏng
Nếu bạn muốn giữ chiếc xe luôn bền, đẹp như mới, cũng như bảo vệ được túi tiền. Bạn hãy chú ý đến những vấn đề tưởng chừng như không quan trọng trên chiếc xe như: tấm trang trí bị vỡ, đệm ghế ngồi rách hoặc trục trặc hệ thống điện...
Những sự cố tuy nhỏ nhặt nếu không được xử lý sớm sẽ có xu hướng tăng lên, dẫn đến những hỏng hóc nặng nề. Và chắc chắn là xe của bạn sẽ theo đó mà xuống cấp. Vì thế, hãy sửa ngay khi phát hiện bất cứ hư hỏng nào.
3. Kiểm tra dầu
Nên kiểm tra mức dầu động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực lái và dầu phanh thường xuyên. Nếu bạn không nhớ lần cuối thay dầu cho xe thì hãy tiến hành ngay và luôn.
Bạn hãy nhớ rằng kiểm tra dầu thường xuyên chính là chìa khóa "sức khỏe" của xe ô tô. Thậm chí, xe không bị chảy dầu cũng có thể tiềm ẩn khả năng chảy dầu và nhanh chóng biến thứ gì đó trở thành nguy hiểm.
Cách kiểm tra dầu đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Sử dụng thiết bị đựng là bình nhựa trong, hoặc thông qua que thăm dầu, hóa chất chống đông có thể là màu hồng, xanh lá hoặc vàng. Nếu nhìn thấy màu nâu tức dầu cần được thay ngay.
4. Làm sạch hệ thống làm mát động cơ
Động cơ xe phải hoạt động vất vả để bon bon trên nhiều chặng đường mỗi ngày. Vậy nên khá dễ hiểu khi động cơ luôn có nhiệt độ cao, bị bám bẩn.
Dù không cần phải thay mới thường xuyên nhưng tối thiểu bạn cũng nên làm sạch hệ thống và làm mát động cơ.
Hệ thống làm lạnh nên được làm sạch 2 năm một lần hoặc 38.000 km cho hầu hết các loại xe. Hãy đảm bảo hệ thống được làm sạch, làm mát bằng dung dịch chuyên dùng. Một chiếc xe không có chất làm mát thì không thể chạy lâu dài được.
5. Thay đổi vị trí lốp xe
Lốp xe là một trong những bộ phận dễ xuống cấp nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện thay lốp xe thường xuyên. Vì thế, đổi vị trí lốp là giải pháp hoàn hảo nhất giúp giảm tình trạng mòn không đều, tăng tuổi thọ lốp. Chu kỳ thay là 2 lần mỗi năm hoặc sau khoảng 10.000 km.
Bạn nên thay đổi lốp xe theo hình chữ X: lốp trước bên phải xuống phía sau bên trái và phía trước bên trái xuống phía sau bên phải.
Tuy nhiên, đối với một số dòng xe thể thao thì bạn chỉ được phép thay đổi theo hướng đã định.
6. Quan tâm tới từng chi tiết
Để bảo vệ được “xế yêu” trước tiên bạn cần phải hiểu nó, quan trọng hơn là phát hiện được các bất thường trên chiếc xe của mình. Tiếng ồn khác biệt, mùi lạ hoặc bất cứ điều gì bất bình thường là một trong những dấu hiệu chiếc xe của bạn nên được đưa đến gara sửa chữa.
Khi bạn lái xe đủ lâu, kinh nghiệm bản thân sẽ giúp bạn nhận thấy chiếc xe của mình đang “có bệnh”. Và dù một số người rất miễn cưỡng khi phải bỏ ra một số tiền nhất định để đưa xe đi kiểm tra. Nhưng nếu bạn muốn chiếc xế của mình luôn chạy ổn định thì đừng xem nhẹ việc đó.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên “ham rẻ” mà lựa chọn thay thế những phụ tùng kém chất lượng. Nếu kinh tế eo hẹp bạn nên chọn những phụ tùng chính hãng nhưng đã qua sử dụng với mức giá phải chăng hơn, để thay thế những bộ phận hỏng hóc không nghiêm trọng.
7. Hạn chế hoen gỉ
Chắc chắn chẳng có chủ xe nào mong muốn xế cưng cưng của mình xuất hiện những vết hoen gỉ, trông rất mất thẩm mỹ. Vì thế, bạn không nên đậu xe trong những nhà để xe quá nóng.
Một chỗ đậu xe rộng rãi và mát mẻ sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro hơn. Hơn nữa, bạn cũng nên hạn chế đậu xe ngoài nắng, bởi nếu để ngoài nắng lâu, lớp sơn sẽ bị lão hóa, bạc màu hoặc bong tróc. Đặc biệt, các vật liệu bên trong nội thất cũng sẽ bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của xe.
Sau khi đi xe dưới trời mưa, bạn nên rửa xe luôn vào ngày hôm sau khi nắng ráo để tránh muối, axit, bụi có trong nước mưa sẽ làm hoen ố gỉ các chi tiết kim loại.
Và hãy đảm bảo rằng những chỗ hở, đặc biệt là những bộ phận kỹ thuật dễ bị đọng nước như mép kính lái, kính hậu, bên trong các hốc bu-lông của la-zăng, lưới tản nhiệt,… sẽ được xịt khô.
8. Tránh đi quãng đường quá ngắn
Có không ít người cho rằng xe càng đi ít thì càng mới, càng bền. Đây thật sự là một sai lầm vô cùng lớn. Bạn hãy nhớ rằng quãng đường quá ngắn khiến máy chưa được làm nóng đủ mức, gây hại tới động cơ, mức tiêu hao nhiên liệu và giảm tuổi thọ bộ giảm thanh.
Nếu để ý bạn sẽ thấy ống xả vào đầu buổi sáng sẽ đọng một chút hơi nước. Và nếu không chạy xe trên quãng đường vừa đủ dài để có thể làm bay hết hơi nước. Thì một lượng không nhỏ nước có thể tích lũy trong bộ giảm thanh và gây gỉ sét.
Tuy nhiên, khi lái xe bạn nên chú ý, tăng tốc nhẹ nhàng và không phanh gấp là 2 trong những cách lái xe tiết kiệm nhiên liệu. Không những thế, việc này còn giúp bảo vệ chiếc xe của bạn khỏi những hư hỏng cũng như tăng tuổi thọ của chiếc xe.
9. Giữ lốp đủ hơi
Không chỉ nên thay đổi vị trí của lốp xe mà việc giữ đủ áp suất lốp sẽ làm tăng tuổi thọ của lốp lên đến 15% so với việc để lốp non hơi. Ngoài ra, nó còn mang lại cảm giác lái ổn định, nhẹ nhàng và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ngoài ra, còn
Do đó, giữ lốp đủ hơi là một trong những bí quyết bỏ quản xe ô tô như mới mà bạn nên nhớ để phần bảo vệ chiếc xe cũng như túi tiền của chính bạn.
10. Sử dụng phanh tay đúng cách
Đây là một trong những việc mà rất nhiều người lái xe làm sai. Đặc biệt là đối với những người có tay lái yếu, trong đó có phụ nữ.
Dẫu biết rằng, kéo phanh tay mỗi khi đỗ xe là thao tác bắt buộc đối với các lái xe. Tuy nhiên, một số người lái xe số tự động, khi đỗ xe, thường hay để cần số về vị trí P, rồi sau đó mới kéo phanh tay. Việc này, khiến trọng lượng của chiếc xe dồn vào hộp số, lâu ngày sẽ gây hư hỏng các chi tiết bên trong.
Nguồn bài viết: Sưu tầm